Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội

Khu tái định cư Dọc Bún (tổ 5 - phường La Khê - Hà Đông - Hà Nội) nổi tiếng cả năm trời nay bởi nguồn nước tại đây luôn chứa một lượng bùn rất lớn, có màu vàng khè. Bất cứ ai quan sát thấy cũng không khỏi kinh ngạc.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 1
Ít ai nghĩ rằng đây là hình ảnh của bể lọc nước các hộ gia đình khu tái định cư Dọc Bún, có lẽ hình ảnh như thế này chúng ta chỉ bắt gặp sau một trận lũ mà nước chứa nhiều phù sa để lại sau khi rút đi. Gần 1 năm nay, 80 hộ dân khu vực này do không có nước sạch nên buộc phải tự khoan giếng và sử dụng nguồn nước giếng khoan.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 2
Gia đình anh Phạm Văn Luật, cô Nguyễn Thị Vang hay cô Đỗ Thị Hương và nhiều gia đình khác tại đây cứ 4 - 7 ngày lại phải cạo lớp bùn có màu vàng khè này khỏi bề mặt bể nước một lần.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 3
Độ dày của lớp bùn này khoảng 1cm, ước tính cứ mỗi lần cạo thì trọng lượng bùn khoảng 5kg.

Video người dân Dọc Bún cạo lớp bùn vàng khè trên bể lọc nước.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 4
Nước dâng đến đâu, bùn bám vàng đến đấy. Theo người dân nơi này thì ngoài nước sạch không có đã đành nhưng điện cũng không có, để có điện sử dụng, 80 hộ dân buộc phải bỏ ra số tiền lớn để đầu tư đường dây kéo điện từ Công ty sông Đà 6 với giá "cắt cổ".

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 5
Những hộ gia đình tại đây xây dựng nhà cửa khá khang trang, sạch đẹp nhưng ngặt nỗi ở trước mỗi căn nhà lại có 1 bể lọc nước thế này chắn ngang, xung quanh bùn màu vàng khè tấn công khắp nơi.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 6
80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 7Các bể lọc nước từ giếng khoan cũng được thiết kế khá độc đáo.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 8
Anh Luật phải thiết kế giàn phun nước mưa khi bơm nước từ giếng khoan lên bể, việc làm này giúp giảm thiểu bớt khí độc từ lòng đất.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 9
Theo anh Luật thì riêng tiền đầu tư hệ thống lọc nước này cũng tiêu tốn một lượng tiền lớn bởi phải đầu tư khoan giếng, mua sắm các thiết bị lọc điện, than hoạt tính...

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 10
Tại bể gia đình chị Vân dù mới cạo sạch lớp bùn buổi sáng nhưng bể đã bắt đầu bám bùn.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 11
Nước sau khi lọc khá trong, thế nhưng lại có mùi tanh, hôi và có vị mặn khiến nhiều gia đình chỉ dám sử dụng để tắm giặt, rửa rau, thịt còn nước để đun nấu buộc phải mua nước sạch đóng bình.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 12
Trao đổi với chúng tôi, anh Luật cho biết: "Tôi không chắc nước sau khi đã lọc qua bể đã đảm bảo an toàn, nhưng do chưa có nước sạch nên gia đình chúng tôi vẫn phải nhắm mắt sử dụng nước để sinh hoạt hàng ngày kể cả đun nấu".

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 13
Nước và điện đó là nỗi lo và trăn trở hàng năm trời của 80 hộ dân nơi này, đã nhiều lần họ kêu cứu lên các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 14
Trong khi chờ hành động của các cơ quan chức năng thì 80 hộ dân nơi này đang phải đối đầu với 2 nỗi khổ chồng chất, đó là thiếu điện và thiếu nước sạch.

80 gia đình sống bằng nước pha bùn vàng khè ngay giữa Hà Nội 15
Họ đang phải liều mình, đánh đu mạng sống với nguồn nước ô nhiễm từ giếng khoan...
Từ Khóa

Hoa hậu Anh nuột nà trên biển

Amy Willerton đang có kỳ nghỉ cùng bạn bè tại Ibiza, Tây Ban Nha.

Amy Willerton
Hoa hậu Anh Amy Willerton đang có kỳ nghỉ cùng bạn bè tại Ibiza, Tây Ban Nha

Amy Willerton
Amy đi dạo trên bãi biển cùng bạn hôm 19/7

Amy Willerton
Người đẹp 9X khoe thân hình với những đường cong quyến rũ

Amy Willerton
Amy Willerton tập thể dục rất chăm chỉ để có dáng vóc như hiện nay

Amy Willerton
Hoa hậạuAnh 2013 là 1 trong 10 người đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2013

Amy Willerton
Trở về sau cuộc thi này, người đẹp xứ sương mù trở thành ngôi sao nổi tiếng

Amy Willerton

Amy Willerton

Amy Willerton

Amy Willerton

Amy Willerton
Amy Willerton cũng là mục tiêu được ưa thích của thợ săn ảnh.

Sau thảm họa MH17: Dân Malaysia đổ xô mua vé số 1717, 777

Reuters dẫn nguồn từ báo Malaysia Sunday Star cho biết, các nhà cái Da Ma Cai, Toto và Magnum đã dừng việc đặt cược vào các con số 1717 và 777 kể từ ngày 18/7.
"Chúng tôi không phải là nơi duy nhất từ chối các con số", một nhân viên tại một đại lý Magnum cho biết.
Khi tới đại lý của Toto và Magnum, phóng viên Reuters được trả lời là số 1717 đã được "bán hết". Điều đó có nghĩa là khách không thể chọn mua tiếp số này được nữa.
Ở Malaysia cũng như một số nước châu Á khác, nhiều con bạc tin rằng các con số gắn liền với những sự việc rủi ro, chẳng hạn như biển số xe tai nạn có thể mang lại may mắn.
"Con số 1717 đã được bán hết từ hôm qua. Có quá nhiều người mua", một nhân viên thu ngân làm việc tại đại lý Berjaya Sports Toto Bhd cho biết.
Thành viên của một tổ chức cờ bạc bất hợp pháp cũng tiết lộ họ đã ngừng nhận đặt cược vì nhu cầu quá cao. "Các số trước hoặc sau số 777 cũng không được chấp nhận", người này nói. "Đó là lệnh của ông chủ".

Hà Nội: Cô gái bị đâm chết, bạn trai hoảng loạn nhảy từ tầng 7 tự sát

Sau khi cô gái trông cửa hàng Internet bị đâm chết, người bạn trai hoảng loạn đã nhảy từ tầng 7 xuống đất, tử vong tại chỗ.

Tối 19.7, những người có mặt trong một cửa hàng Internet ở ngõ 198 đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nghe tiếng cãi nhau của một đôi nam nữ. Sau ít phút, tiếng la thất thanh báo có người rơi từ tầng 7 xuống đất.
Hiện trường vụ án.
Nạn nhân được xác định là Bùi Đức Hạnh (23 tuổi, quê Thái Bình).
Cùng thời điểm đó, ở căn nhà cao tầng, nhiều người phát hiện cô gái nằm gục chết trong nhà vệ sinh, trên thi thể có nhiều vết đâm. Người này được xác định là Trần Thị Duyên (26 tuổi, cùng quê với Hạnh).
Thông tin ban đầu, Hạnh và Duyên cùng là nhân viên làm việc tại quán Internet trên. Chàng trai có tình cảm với cô gái.
Công an quận Thanh Xuân và các phòng nghiệp vụ Công an Hà Nội đã vào cuộc điều tra vụ án.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Về quê lúa, gặp cậu học trò nghèo đạt HCV Olympic Toán Quốc Tế 2014

Mỗi lần bố mẹ kể về công việc phụ hồ của mình - cái nghề "ráo mồ hôi là hết tiền", tôi bất giác thấy đôi mắt em buồn hơn hẳn. "Vì nghèo, nên phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng bố mẹ" - Hoàn chia sẻ

Vài ngày qua, câu chuyện về bố mẹ làm phụ hồ nuôi con trai giành HC vàng Olympic Toán quốc tế đã khiến không ít người cảm động. Chàng trai vàng đó là Nguyễn Thế Hoàn (sinh năm 1997), học sinh lớp 11 Toán 1 trường THPT chuyên tự nhiên – Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) có bố là Nguyễn Văn Hòa (sinh năm 1971) và mẹ là Nguyễn Thị Thảnh (sinh năm 1976). Những ngày này, thôn Bổng Thôn, xã Hòa Bình, Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đâu đâu người ta cũng nói về cậu học sinh "nhỏ mà có võ" này. Không khí gia đình Hoàn cũng tràn đầy niềm vui, niềm tự hào và những tiếng cười nói bởi sự chúc mừng của bạn bè, họ hàng, làng xóm.
Với số điểm 29/42, Nguyễn Thế Hoàn đã xuất sắc giành huy chương vàng trong kỳ thi Toán Olympic vừa rồi.

Hoàn và gia đình gồm bố, mẹ và em trai.
Lúc chúng tôi tìm đến cũng là lúc mà họ hàng, làng xóm vẫn còn tập trung rất đông ở nhà của Hoàn để chúc mừng. Có lẽ do đã tiếp đón rất nhiều đoàn phóng viên tới nên nước nôi, ghế nhựa được chuẩn bị sẵn khá chu đáo. Mọi thành viên trong gia đình cũng rất nhiệt tình mời chúng tôi vào nhà. Căn nhà của gia đình Hoàn không lớn nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Hỏi ra mới biết, căn nhà này, tiền xây dựng là do một người bác của Hoàn hiện đang làm ăn trong Nam chu cấp, phần vì bà nội Hoàn cũng sống chung ở đó, phần vì thấy khả năng kinh tế của gia đình cô Thảnh, chú Hòa không cao. Còn những đồ đạc trong nhà thì cũng là những đồ đạc cũ chuyển từ nhà bác qua. “Như vậy là từ ngôi nhà tới đồ đạc trong nhà đều là của cải của bác. Chứ còn nếu cứ dựa vào đồng lương phụ hồ như của cô chú thì chắc cả đời cũng không dám mơ tới việc xây nhà thế này.” – Cô Thảnh – mẹ của Hoàn chia sẻ.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn lên thăm phòng riêng của Hoàn thì cậu bạn chia sẻ rằng mình không có phòng riêng. Chiếc giường ngủ ở góc nhà là nơi sinh hoạt và cũng là góc học tập chính của Hoàn và em trai từ bé đến giờ. Trên bàn có rất nhiều bó hoa được gói ghém cẩn thận - là quà tặng của bạn bè, thầy cô trong trường, bố mẹ… trong lúc ra sân bay đón Hoàn trở về Việt Nam sau kỳ thi. Điểm sáng nhất trong căn phòng này có lẽ là góc treo rất nhiều những bảng thành tích, bằng khen mà Hoàn nhận được trong suốt quãng thời gian đi học.

Không khí đông đúc của căn nhà có cậu con trai đạt huy chương vàng.

Rất nhiều bằng khen được treo ở góc học tập.

Cậu bạn bộc bạch: “Thông thường thì cứ mỗi năm em được một giải, có năm thì 2 giải. Nhưng mọi người thấy bằng khen nhiều như vậy là do dù đạt một giải thôi nhưng có nhiều đơn vị tặng bằng khen, nào là của trường, huyện, hội khuyến học, rồi các tổ chức tài trợ… Đối với em thì đây là những kỷ niệm mà mỗi khi nhìn lại thì lại gợi lên trong em lòng vui sướng, và có một chút gì đó tự hào..”

Nói đến việc giành HC vàng cuộc thi Olympic Toán quốc tế 2014 vừa qua, Hoàn vui vẻ cho biết đó là giải thưởng lớn nhất mà mình đã đạt được từ bé tới giờ: “Qua rất nhiều vòng thi tuyển chọn, em trở thành người duy nhất đại diện cho trường, và là 1 trong 6 người đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi. Chúng em có 2 tháng để ôn luyện và có 11 ngày “đóng đô” ở địa điểm thi là Nam Phi. Buổi thi diễn ra trong 2 ngày, mỗi ngày có 3 câu. Ngày đầu tiên em làm trọn vẹn hết cả 3 câu, còn ngày thứ 2 em chỉ làm được 1 câu rưỡi thôi. Vì vậy mà từ ngày thi xong tới ngày biết kết quả, rồi tới ngày biết ngưỡng đạt huy chương với em là quãng thời gian đầy hồi hộp xen chút lo lắng. Kết quả là em đạt 29/42 điểm, và những ai đạt từ 29 điểm trở lên sẽ được HC vàng. Em thấy mình cũng có chút may mắn khi ở đạt điểm vừa tròn của ngưỡng HC vàng.”

“Những ngày trước khi thi, bọn em được các thầy đưa đi chơi, còn những ngày sau khi thi, bọn em được ban tổ chức đưa đi chơi. Và chuyến đi mà em thích thú nhất đó là chuyến thăm quan Mũi Hảo Vọng của Nam Phi. Em cũng có làm quen được một số bạn bè đến từ các quốc gia khác trên thế giới. Với em đây là một trải nghiệm thú vị.” – Hoàn cho biết thêm.

Cậu bạn này cũng chia sẻ ước mơ được di du học và dự định sẽ học Tiếng Anh trong thời gian sắp tới để thực hiện ước mơ của mình. Một tin vui là đã có một vài trung tâm Tiếng Anh trên Hà Nội ngỏ ý sẽ tài trợ 100% học phí và sẽ giúp đỡ xin học bổng giúp Hoàn khi đủ chỉ tiêu. Hoàn tâm sự rằng sẽ cố gắng để xin được một suất học bổng toàn phần của Mỹ, cụ thể là ngành Toán học ứng dụng.

Hình ảnh Hoàn (thứ 2 từ trái qua) và 5 thành viên còn lại của đội tuyển Việt Nam trong đợt thi lần này.

Trong quá trình trò chuyện với Hoàn, tôi để ý thấy mẹ em - cô Thảnh - cứ liên tục nhìn về phía con trai với ánh mắt đầy tự hào. Là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó, trước khi theo chồng lên Hà Nội làm phụ hồ, cô ở nhà làm ruộng rồi làm thuê một vài việc vặt. Còn nhớ năm 2012 khi Hoàn đỗ 2 trường chuyên ở Hà Nội là THPT chuyên ĐH Sư phạm và chuyên Khoa Học Tự Nhiên, cả gia tài lúc đó chỉ có đúng 2 triệu đồng. Nhưng rồi nghĩ đến đứa con ham học và tương lai của Hoàn, bố mẹ em đã theo con lên Hà Nội đi làm phụ hồ, nuôi con ăn học. “Cũng may ở nhà có bà chăm nom. Với lại bé thứ 2 nhà cô cũng ngoan ngoãn, đi học cả tuần. Chủ nhật được nghỉ thì cùng lắm sang nhà bà ngoại chơi thôi nên cô mới yên tâm mà đi làm xa được”.

Hoàn và cậu em trai đang học lớp 7 - cũng là một học sinh giỏi của Trường THCS chuyên Lê Danh Phương huyện Hưng Hà.

“Hoàn nhà cô được cái là không cần đốc thúc trong việc học. Ngay từ nhỏ xíu thì đã có ý thức học tập rồi, thậm chí còn phải giục đi ngủ vì quá ham học nữa. Hồi đó cô có thêu tên của em lên chiếc mũ. Thế rồi em cứ tự lần mò đánh vần, tập viết ra đầy sân. Tới khi lên ba, một người bà con qua nhà mang theo 1 tờ báo, em cầm tờ báo và đọc từ đầu tới cuối khiến ai cũng ngỡ ngàng. Vì không ai dạy cho em cả, cũng chưa đến tuổi đi học chữ. Thế rồi em xem đồng hồ, xem thời sự mà đọc đúng từng con số làm cả nhà quá bất ngờ.” – cô Thảnh cho biết thêm.

Bà nội của Hoàn.

Cũng theo lời chia sẻ của cô Thảnh, công việc phụ hồ vất vả mà "ráo mồ hôi là hết tiền". Hơn nữa, đối với một người phụ nữ nông thôn, chỉ quen làm ruộng thì thời gian đầu, đó là một công việc khá vất vả. Hơn nữa, chỗ ăn ở cũng không cố định mà tùy theo từng công trình mà phải di chuyển theo. Nếu là trường hợp nhà mới xây, chủ nhà kiêng không cho vào ngủ trong nhà trong thời gian thi công thì cô chú lại phải ra ngoài ngủ.

Biết được nỗi khó nhọc và vất vả của bố mẹ, Hoàn càng chăm chỉ học tập. Mỗi lần bố mẹ kể về công việc của mình, tôi bất giác thấy đôi mắt em buồn hơn hẳn. "Vì nghèo, nên phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng bố mẹ" - Em chia sẻ. Cậu học sinh này cũng thường xuyên bỏ ăn sáng để đến lớp, tiết kiệm tiền cho bố mẹ, trưa và tối chỉ ăn hết tổng cộng 30 ngàn đồng tiền cơm. Có lẽ cũng vì học hành vất vả, cuộc sống tự lập với điều kiện ăn uống không đầy đủ khiến cậu học sinh lớp 11 này trông gầy gò hơn các bạn cùng lứa.

Bố mẹ Hoàn là những người lao động chăm chỉ, chân chất nuôi 2 con ăn học. Họ vẫn tự hào rằng mình tuy nghèo về tiền bạc nhưng lại có thứ tài sản vô giá, đó chính là sự hiếu học của các con.

“Lương một ngày là 130 ngàn, tính theo ngày chứ không tính theo tháng. Mà làm ngày nào tính ngày đó, nghỉ ốm hay có công việc gì là không được tính tiền. Trời mưa thì cũng buộc phải nghỉ. Vậy nên một tháng trung bình cũng được khoảng 21 – 25 ngày công là cùng thôi. Nhận tiền rồi lại lo đóng tiền học cho 2 em. Em Hoàn tiền học, nếu không tính phát sinh thì một tháng rơi vào khoảng 2 triệu rưỡi, còn em thứ 2 là 1 triệu. Nhưng cũng có tháng em cần tiền gấp, như tháng đi học Tiếng Anh chẳng hạn, cô chú lại phải xin ứng lương trước 5 triệu rồi làm trả nợ sau. Nói chung tiền làm ra đủ nuôi 2 em ăn học cũng mừng rồi. Cũng may cả 2 đứa đều ham học, em trai Hoàn hiện đang học chuyên văn ở trên huyện.” - cô tâm sự. 

Những ngày này, gia đình của Hoàn trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn bao giờ hết khiến cả Hoàn và bố mẹ đều rất vui mừng, cảm động và tự hào. Khoảnh khắc khi Hào từ Nam Phi trở về sân bay Nội Bài đã được chứng kiến mọi người thân, thầy giáo, bạn bè đứng đợi mình tươi cười và vẫy gọi khiến chàng trai chỉ muốn ôm tất cả mọi người ngay lúc đó. Rồi nhiều phóng viên, báo đài đến phỏng vấn là quay phim, chụp ảnh làm căn nhà chốn thôn quê trở nên rộn rã tiếng nói cười. Chỉ ít ngày nữa thôi, Hoàn sẽ lên Hà Nội để dự lễ chúc mừng mà nhà trường tổ chức cho cậu bạn. Niềm tin, nghị lực phi thường và những hoài bão cháy bỏng của cậu học sinh nghèo có sẽ là tấm gương sáng cho nhiều học sinh Việt Nam.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Lộ tin nhắn Trưởng BTC Nữ hoàng sắc đẹp VN "gạ gẫm" thí sinh

Trong phút không kiểm soát được cơn nóng giận của mình, thí sinh Ngọc Bích đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi thẳng tay ném dải băng danh hiệu cuộc thi "Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014" vào trong xe rác.

Chia sẻ về lý do thật sự khi hành động như vậy, Ngọc Bích cho biết ngoài việc thể hiện sự bức xúc của mình, cô còn muốn để mọi người thấy rằng đây là một cuộc thi không có giá trị.

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của Ngọc Bích thì cách làm của BTC có rất nhiều điểm thiếu minh bạch.

Do đã từng làm người mẫu trong 1 thời gian dài nên Ngọc Bích rất tự tin trên sàn catwalk

Ngọc Bích đã quyết định công khai toàn bộ tin nhắn đối thoại của Trưởng BTC "Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014" - ông P.T với báo chí.

Theo như lời kể của Ngọc Bích thì ban đầu cô không có ý định tham gia vào cuộc thi này. Ngọc Bích cũng thú thực là không tìm hiểu kĩ về cuộc thi.

Tuy nhiên, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi - ông P.T thường xuyên "gạ gẫm" cô đăng ký dự thi. Thậm chí, anh còn tìm cách tác động bằng nhiều cách khác như nhắn tin cho bạn bè của cô để động viên cô đi thi.

Ngọc Bích cho biết ông P.T không chỉ nhờ một, mà rất nhiều người bạn của Ngọc Bích khuyên cô đi thi. Bên cạnh đó, P.T cũng rủ thêm rất nhiều bạn bè khác của cô tham dự cuộc thi này.

Ngọc Bích duyên dáng trong phần thi áo dài

Không những vậy, trong quá trình nói chuyện, P.T còn thường xuyên úp mở về cơ hội đoạt ngôi vị cao nhất của Ngọc Bích.

Dù trước khi cuộc thi diễn ra, P.T - người được biết đến là Trưởng BTC cuộc thi đã chẳng ngần ngại nhắn cho thí sinh những câu như: "anh chỉ chắc chắn là cô sẽ lọt top phỏng vấn, còn sau đó là do trí tuệ của cô đấy nhé", "cho cô đội vương miện",...

Ngọc Bích cho biết, vì thấy BTC nhiệt tình, nhiều bạn bè động viên, thêm nữa cô cũng rất tự tin vào khả năng của bản thân nên đã quyết định tham dự.

Tuy nhiên, những gì diễn ra trong cuộc thi diễn ra khiến cô hoàn toàn thất vọng. Đây là lần đầu tiên cô tham dự một cuộc thi nhan sắc, nhưng đây cũng chính là một bài học sâu sắc và "đáng giá" với cô trên con đường sắp tới của mình.

Dưới đây là những tin nhắn lôi kéo, dụ dỗ thí sinh tham dự cuộc thi và những lời hứa hẹn với thí sinh được cho là của Trưởng BTC cuộc thi "Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014" - mà Ngọc Bích cung cấp cho báo chí.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Chính quyền bất lực trước quán cơm "máy chém" ở bến xe Giáp Bát

Những trần tình của chủ quán cơm "máy chém"
Sau loạt bài phản ánh của Báo điện tử Trí Thức Trẻ về việc quán cơm Minh Chuyên (số nhà 18, tổ 48, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bán với giá “cắt cổ”, mà nạn nhân đa số là những hành khách “chân ướt chân ráo” vừa về đất Thủ đô, ngày 23/6, Đội quản lý thị trường quận Hoàng Mai đã tới kiểm tra cơ sở kinh doanh cơm, bún, phở bình dân Minh Chuyên.
Theo thông tin khai thác từ Đội quản lý thị trường Quận Hoàng Mai thì chủ quán cơm này là chị Cao Thị Phượng.
Giải thích cho giá đồ ăn bị “đội” lên rất cao tại đây, chị Phượng phân trần: “Giá cả thì chúng tôi phải cam kết. Tôi thuê mặt bằng ở đây rất đắt, 20 triệu/tháng mà lại nộp theo năm. Vì vậy, mỗi lần nộp là 240 triệu đồng. Ở đây, chúng tôi bán 40 nghìn đồng/bát phở, cơm bình thường là 50 nghìn đồng/đĩa nhỏ. Các anh, chị ít đi ăn cơm văn phòng chứ ăn ở đâu giờ cũng là 50 nghìn đồng/hộp. Khách tới đây ăn cũng có thể phản ánh là đắt nhưng khi tôi bảo ở đây thuê mặt bằng rất đắt thì họ cũng hiểu luôn”.
Bảng giá được niêm yết bị chênh khá nhiều so với thực tế
Bảng giá được niêm yết bị chênh khá nhiều so với thực tế
Tuy nhiên, trên thực tế như đã phản ánh, một bát phở với lèo tèo vài miếng thịt bò thái mỏng là 50 nghìn đồng/bát; còn suất cơm nhỏ là 70 nghìn đồng. Và trên tấm biển treo ở góc khuất của quán thì chỉ có 25 nghìn đồng/hộp và 30 nghìn đồng/đĩa cơm và 35 nghìn đồng/suất cơm.
Khi được hỏi về bảng giá được niêm yết, chị Phượng tiếp tục trần tình: “Có bảng giá rồi còn họ gọi bao nhiêu là quyền của khách hàng. Nếu gọi suất 25 nghìn thì bọn em làm ít đi chứ không đầy đủ các món như một suất thông thường. Bọn em làm cũng lấy 20 nghìn tiền công”
  • Chưa có chế tài xử lý  
  • Về phía lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) phường Giáp Bát, ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: “Hiện tại, những thông tin mà báo điện tử Trí Thức Trẻ phản ánh về quán cơm Minh Chuyên các cán bộ của phường đã nắm bắt được. Nhưng cũng phải khẳng định, địa điểm của quán cơm đó đến thời điểm hiện tại căn bản vẫn thuộc UBND phường Thịnh Liệt về cả địa giới hành chính cũng như hộ khẩu”.
Ông Dũng còn cho hay, theo lãnh đạo quận Hoàng Mai chỉ đạo, từ 01/6/2014, về phân định địa giới hành chính thì địa bàn của quán cơm Minh Chuyên thuộc phường Giáp Bát. Nhưng ở thời điểm hiện tại, trên giấy tờ thì quán cơm này vẫn là thuộc UBND phường Thịnh Liệt. Vì vậy, UBND phường Giáp Bát không thể đưa ra các chế tài xử lý được. Hơn nữa, trong các văn bản thì không có chế tài nào xử phạt hiện tượng chặt chém, chèo kéo khách. Đó là những điểm khó khăn được Phó Chủ tịch UBND phường Giáp Bát đưa ra trong việc khó xử lý quán cơm Minh Chuyên.

Tuy còn những khó khăn trong việc phân định địa giới hành chính giữa hai phường Giáp Bát và Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhưng theo ông Dũng thì các cán bộ phường Giáp Bát như bên thương mại dịch vụ, dịch tễ cũng đã xuống nhắc nhở chủ quán cơm Minh Chuyên, yêu cầu phải bán hàng đúng giá.
Ông Dũng cũng cho biết thêm, trên địa bàn bến xe Giáp Bát, trường hợp chặt chém như quán cơm Minh Chuyên không phải là duy nhất.
“Giờ chủ yếu là yêu cầu phía công an phường phải có biện pháp răn đe chứ không thể để như thế được”, ông Dũng nói. .